Công nghệ xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp chôn lấp an toàn

Các chất thải nguy hại xử lý bằng phương pháp chôn lấp an toàn  được quy định theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Đơn vị xử lý phải có hầm chôn, thiết bị phù hợp và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Chức năng:
Chôn lấp an toàn các loại chất thải như tro xỉ hóa chất rắn bùn…trong hầm chôn lấp an toàn.
Đối với bùn thải có độ ẩm lớn sẽ thực hiện tách nước trước khi đem chôn lấp an toàn.

Công suất, quy mô kích thước:
Tổng thể tích của hầm chôn lấp chất thải: 10.000m3
Hầm chôn lấp có dạng hình chữ nhật với diện tích: 1.250 m2;
Chiều cao của hầm chôn chất thải là 8m;
Khả năng lưu chứa chất thải: 10.000m3

Thiết kế cấu tạo:

Khu vực hầm chôn chất thải đặt tại vị trí có cao độ nền đất tốt, cao hơn cốt ngập lụt với tần suất 100 năm có xem xét đến các yếu tố như địa hình hướng gió, hướng dòng chảy, đường tiếp cận thẩm mỹ… phương thức vận chuyển kiểm soát chất thải, do đó yếu tố cách ly và đường biên an toàn trong trường hợp có sự cố là hòan tòan được đáp ứng TCXDVN 340:2004 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
Hầm chôn CTNH được thiết kế xây dựng bêtông cốt thép 5 mặt (4 mặt tường xung quanh và đáy hố).

*Kết cấu mái hầm:
Sử dụng kết hợp mái tôn sóng vuông dày 0.4mm và tấm lấy sáng polycarbonate loại đặc dày 8mm, khẩu độ 24m, vị kèo thép, thép góc L, thép tấm chế tạo từ thép CT3, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về chế tạo, lắp dựng và sai số kích thước tuân theo TCXD 170: 1989.

*Kết cấu sàn:
Bê tông móng, cột, dầm giằng, tường bao sử dụng bê tông đá 1×2, M250
Cốt thép Ф ≤ 10 có Rsc = 225 MPa
Cốt thép Ф > 10 có Rsc = 365 MPa
Bề dày lớp bê tông bảo vệ tường và dầm giằng là 30 mm, cột 40mm, móng 50mm

*Kết cấu nền:
Bản bê tông cốt thép M300 đổ tại chỗ, dày tối thiểu 20cm.
Lớp bê tông lót đá 1×2, M150 dày 10cm
Lớp cát 1 dày 20 cm
Lớp chống thấm (TS65 – HPDE 2mm – TS65)
Lớp cát 2 dày 20 cm
Đất nền đầm chặt, k = 0.9.
Hầm chôn lấp chất thải nguy hại (thường không phát sinh nước rò rỉ), có hệ thống chống thấm được thiết kế và thi công đạt chuẩn như sau: vật liệu lót được sử dụng trong hệ thống chống thấm đảm bảo độ bền vững chịu được các tác động hóa học của chất thải và chống được sự rò rỉ của chất thải trong mọi điều kiện thời tiết và trong suốt quá trình thi công vận hành đến khi đóng bãi.
Do có nhiều loại chất thải khác nhau được chôn lấp trong hầm nên trong hầm được phân thành nhiều khu vực lưu chứa cho từng nhóm, nhằm phân bổ đều các chất thải và tránh tương tác giữa các chất thải với nhau.
Ngoài ra hầm chôn lấp CTNH còn xây dựng 01 hố thu gom nước thải để dự phòng trường hợp sự cố bất khả kháng có thể làm cho nước vào hầm chôn CTNH. Thiết kế như sau:
– Thể tích = 1000 x 1000 x 1000 (mm)
– Giữa hố thu nước thải có lắp đặt ống HDPE đường kính Ф 200mm có nhiều lỗ nhỏ xung quanh để thu nước thải về hố; ống HDPE này được nối dài đến thành miệng hầm chôn CTNH.
– Như vậy nếu có sự cố nước thải sẽ tràn về hố thu gom nước thải và được bơm theo ống HDPE đường kính Ф 200mm để đưa nước thải đưa vào hệ thống xử lý.
– Hệ thống rãnh thoát nước mưa được bố trí quanh hố chôn lấp chất thải để thu nước mưa từ mái che thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
– Tại khu vực hóa rắn CTNH bên trong hố chôn có lắp đặt 03 ống thông hơi HDPE đường kính Ф 200mm và được nối dài đến thành miệng hố chôn CTNH. Ống thông hơi này có nhiều lỗ nhỏ xung quanh để các chất khí phát sinh trong hầm chôn CTNH theo ống thông hơi thoát ra ngoài.

Quy trình công nghệ:

cong nghe xu ly chat thai nguy hai bang phuong phap chon lap an toan

Thuyết minh quy trình vận hành:

Tiếp nhận Chất thải nguy hại (CTNH)
– Nguồn chất thải được phép chôn lấp (như: Bùn thải xỉ tro hóa chất xử lý khói… ) mới được tiếp nhận để hóa rắn ở hố chôn CTNH
– Khi xe CTNH chở đến nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ CTNH xác định mã CTNH có được chôn lấp hay không? Kiểm tra khối lượng chất thải thông qua biên bản giao nhận và qua cân trước khi tiếp nhận.

Thực hiện hóa rắn CTNH
– Hố chôn CTNH được phân thành 03 khu vực chính gồm: Khu tiếp nhận bùn thải khu xỉ tro lò đốt khu dành cho các chất thải còn lại. Mỗi khu sẽ được cắm bảng để phân biệt.
– Tiến hành kiểm tra mã và khối lượng CTNH tùy theo loại CTNH để thực hiện công đoạn đưa CTNH xuống hố như sau:
– Đối với các loại xỉ tro lò đốt nếu còn nóng thì phải được làm nguội trước khi cho xuống hầm chôn
– Đối với CTNH được chứa trong bao bì sẵn: sử dụng Palăng điện loại 2 tấn để vận chuyển bao bì chứa CTNH xuống hố chôn CTNH
– Đối với CTNH dạng rời không chứa trong bao bì: dùng xe cuốc để múc (xúc) CTNH đưa xuống hố chôn CTNH.
– Sau khi chất thải được đưa xuống hầm xe Bobcat sẽ chuyển chở đưa vào đúng khu vực quy định trong hầm chôn lấp

Kết thúc
Khi thực hiện xong việc hóa rắn CTNH công nhân tiến hành vệ sinh khu vực tiếp nhận vệ sinh dụng cụ phương tiện thiết bị.
Kết thúc quá trình hóa rắn CTNH ở hố chôn CTNH.

Phương án đóng hầm chôn lấp khi đầy
Khi các hầm chôn lấp chất thải đã đầy, các ô chôn lấp sẽ được san gạt hòan thiện cấu hình, phủ lên một lớp đất phủ bề mặt và đầm nén nhằm chống thấm, chống xói mòn trên bề mặt. Sau đó, tiếp tục đổ một lớp bê tông nền để cách ly chất thải hoặc tro với môi trường xung quanh, phía trên là hệ thống mái che tránh nước mưa trực tiếp vào hầm chôn lấp. Chi tiết kết cấu phủ đỉnh theo thứ tự như sau:

– Lớp đất tự nhiên dày 0.50m được phủ trên CTNH đã đầy.
– Lớp cát đệm dày 0.50m.
– Lớp chống thấm HPDE dày 1mm. Lớp HPDE này sẽ được hàn với lớp HPDE treo xung quanh thành hầm chôn lấp để  đảm bảo tạo thành một hầm kín.
– Lớp sét nén dày 0.60m.
– Lớp cát chuyển tiếp dày 0.30m.

Nguồn: www.citenco.com.vn

Bạn thấy bài viết này hay chứ?

Hãy để lại đánh giá 5 sao để kích lệ chúng tôi

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

Theo dõi Kỹ Nghệ Xanh trên các mạng xã hội khác