MỤC LỤC
1. Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt
Trình độ nhận thức của người dân tại KVNC chưa cao, họ chưa phân biệt được rác hữu cơ, rác vô cơ và cũng chưa tiến hành phân loại chúng. Đề tài đề xuất giải pháp phân loại CTRSH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, tái sử dụng, tái chế và lựa chọn giải pháp xử lý cho phù hợp với từng loại chất thải sau này, được thể hiện cụ thể trong bảng 1.
Bảng 1: Phân loại rác thải sinh hoạt
Loại | Nguồn gốc | Ví dụ |
1. Rác hữu cơ | – Các vật liệu làm từ giấy | – Các túi giấy, giấy bìa, giấy vệ sinh |
– Có nguồn gốc từ các sợi | – Vải, len,… | |
– Thực phẩm thừa đã qua sử dụng | – Vỏ rau củ quả, thức ăn… | |
2. Rác vô cơ | – Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt | – Vỏ hộp, hàng rào,… |
– Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh | – Chai, lọ, bóng
đèn,… |
|
– Các vật liệu không cháy ngoài kim loại, thủy tinh | – Gạch, gốm, sứ
|
2. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Làm phân hữu cơ
- Chuẩn bị: Thu gom rác hữu cơ hàng ngày (vỏ rau, củ, quả, thực phẩm thừa…), thùng xốp, chế phẩm sinh học E.M2, tro trấu.
- Cách pha chế phẩm: Dung dịch thứ cấp E.M (E.M2)
– Là chế phẩm được dùng quá trình thí nghiệm của đề tài, chế phẩm này được sản xuất tại “Xưởng thực nghiệm sinh học, tổ 23, Phường Thịnh Đán, Thành Phố Thái Nguyên”. Dung dịch E.M2 là dung dịch được lên men từ E.M1, rỉ đường và nước chế phẩm mua về ở dạng nước đậm đặc cần phải pha loãng. Cứ 20kg rác hữu cơ cần dùng 1 lít chế phẩm sinh học pha loãng trong 40 lít nước.